Trên thị trường mua bán hàng ngoại náo nhiệt như hiện nay, vô vàn người bán với đủ các mức giá khác nhau, thật giả lẫn lộn. Rất nhiều bạn thắc mắc rằng hàng xách tay, hàng Air, hàng Container thì có gì khác nhau hay không? Vậy thì cùng Hudo tìm hiểu chi tiết về sự khác nhau giữa các hình thức vận chuyển này nhé
Hàng xách tay: là sản phẩm được mua trực tiếp và xách tay về theo hành lý cá nhân (thường chỉ có tiếp viên hàng không, phi công hoặc người di chuyển theo đường máy bay thông qua hành lý ký gửi mà không phải thông qua các thủ tục hải quan), mua những món rất nhẹ như nước hoa, son phấn, điện thoại,… Tốc độ về hàng về rất nhanh chỉ khoảng 2 – 3 ngày nhưng bị giới hạn về số lượng, cân nặng hành lí nên số lượng hàng sẽ không bao giờ được nhiều. Vậy nên nó chỉ dành cho hình thức kinh doanh cá nhân với số lượng sản phẩm hạn chế. Nhưng điều kiện vận chuyển theo đường này tốt, những sản phẩm về theo đường này sẽ đảm bảo chất lượng tuyệt đối 100%.
Hàng Air (vận chuyển máy bay): là sản phẩm được mua và vận chuyển bằng máy bay quốc tế chuyên chở hàng. Đây là giải pháp vận chuyển sản phẩm nhập khẩu hàng đầu nên chi phí khá cao (khoảng từ $11 – $15 chưa tính phí thủ tục hải quan cho một số mặt hàng khó). Bù lại, vận chuyển hàng không có điều kiện vận chuyển tốt, nhiệt độ mát và ổn định trong suốt thời gian vận chuyển nên sẽ giữ nguyên được chất lượng sản phẩm. Thời gian gửi hàng Úc đi Air về Việt Nam sẽ từ 7 – 14 ngày.
Hàng Container (hàng nhập khẩu đường container): là sản phẩm được mua và xếp vào từng pallet, đóng vào container và nhập khẩu về Việt Nam theo đường biển hay đường bộ với mục đích chính là đem hàng về nước trực tiếp qua đường hải quan. Hình thức vận chuyển này có chi phí thấp hơn so với hàng đi Air, nhưng thời gian vận chuyển khá dài (trung bình từ 2 – 3 tháng, đôi khi vướng mắc ở hải quan thì thời gian có thể kéo dài hơn). Trong thời gian này, hàng hóa sẽ không được bảo quản đúng theo nhiệt độ phòng máy lạnh nên sản phẩm dễ bị biến dạng, bao bì có thể bạc màu và chất lượng cũng không được đảm bảo 100%. Sau khi về đến thị trường Việt Nam, hàng Container sẽ được xin các loại giấy phép hợp quy định để có thể lưu hành trong nước và đa số sản phẩm sẽ được gắn thêm tem phụ tiếng Việt ghi rõ thông tin về sản phẩm. Chính vì thế, nếu bạn thấy hàng hóa của nước ngoài, nhưng vừa có chữ nước ngoài mà lại có thêm 1 cái tem phụ hướng dẫn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ,… bằng tiếng Việt thì đó là hàng nhập khẩu đường Container chứ không phải sản phẩm nhái đâu nha.
Đối với các sản phẩm sử dụng trực tiếp vào cơ thể người như đồ ăn uống, thực phẩm chức năng, hoá mỹ phẩm cho da,… thì dù chi phí vận chuyển đường Air hoặc đường xách tay có nhỉnh hơn đường Container, nhưng bạn có thể chắc chắn rằng các sản phẩm này được đảm bảo chất lượng để an tâm sử dụng, rất xứng đáng với chi phí bỏ ra vì không có gì quan trọng bằng sức khoẻ. Đó là lý do tại sao Hudo chọn phương thức vận chuyển đi Air để đảm bảo các sản phẩm tới tay khách hàng một cách trọn vẹn nhất, đảm bảo nguồn hàng, đảm bảo chất lượng cho người Việt mình dùng ạ
Với các sản phẩm cồng kềnh, kích thước lớn, không bị gò bó về mặt thời gian và không dùng trực tiếp cho cơ thể người như giường, tủ, bàn ghế,… thì vận chuyển đường Container lại là sự lựa chọn tối ưu hơn.
Hudo hy vọng bài viết này ít nhiều mang lại cho cả nhà cái nhìn tổng quan, hiểu rõ ưu và nhược điểm của mỗi hình thức vận chuyển để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nè